Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng ta và Bác Hồ đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.

Trải qua 90
năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh,
làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận động thanh niên tham gia các
phong trào cách mạng. Dưới ngọn cờ vinh quang của
Đảng, thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi
khó khăn, thử thách, là đội quân xung kích trong tham gia phát triển kinh tế -
xã hội, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhìn
lại chặng đường 90 năm lớn mạnh và trưởng thành trong sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Đảng, của dân tộc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã luôn
chứng tỏ lòng yêu nước vô hạn, trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng, vào mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh luôn xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, trường học xã
hội chủ nghĩa, tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam. Trong suốt
hành trình phát triển, Đoàn đã không ngừng đổi mới, kế thừa và phát huy các giá
trị, truyền thống của thế hệ cha anh để thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ
của tổ chức mình. Ở mỗi thời kỳ cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ
Việt Nam đều có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lớp lớp
các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau chiến đấu, cống hiến và hy sinh
cho Tổ quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Từ
thế hệ những đoàn viên đầu tiên, kiên trung bất khuất, điển hình là anh Lý Tự
Trọng với câu nói bất hủ “con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng”
đến thế hệ thanh niên khát khao độc lập, tự do, dưới ngọn cờ vinh quang của
Đảng, của Bác Hồ, đã cùng với dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử,
giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước,
với các phong trào đã đi vào lịch sử dân tộc, để lại dấu ấn khó phai mờ, mà
tiêu biểu là phong trào “Tòng quân giết giặc lập công”, “Ba sẵn sàng”, “Năm
xung phong”.
Tinh
thần đó lại được một thế hệ thanh niên mới kế thừa, đi đầu trong công cuộc hàn
gắn vết thương chiến tranh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, kiên
định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh biến
động ở Liên Xô và Đông Âu. Trong đổi mới và hội nhập, lớp lớp thanh niên đã
tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh
trật tự, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển văn hóa, xây dựng con người
Việt Nam thông qua các phong trào hành động cách mạng, các chương trình, cuộc
vận động, các công trình thanh niên cộng sản, công trình thanh niên làm theo
lời Bác của tổ chức Đoàn.
Trải
qua bao hy sinh gian khổ từ những ngày đen tối tiền khởi nghĩa, bao nhiêu mồ
hôi, nước mắt và xương máu của lớp lớp thế hệ đi trước đã đổ xuống, để đất nước
ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực mang đến thời cơ lớn và
cũng là thách thức đối với tuổi trẻ Việt Nam. Những quyết sách Đại hội Đảng
XIII đã khởi tạo một giai đoạn phát triển mới với khát vọng hùng cường thịnh
vượng.
Tuổi
trẻ đang phấn chấn trước một tầm nhìn, một khát vọng Việt Nam; đồng thời, cũng
thấy cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để tự hoàn thiện mình, đáp ứng tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Ngô
Mậu Tình (Giới thiệu)