1.
Đặc điểm tâm lý của một đứa trẻ lên ba.
* Sự hình thành cái “tôi” của bé
Như chúng ta biết. Tuổi lên ba là
tuổi đứa trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết mình có riêng,
mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung quanh. Lúc này,
bé yêu của bạn đã có khả năng tự ý thức về bản thân và từ đó nảy sinh ý muốn và
hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và
nhận xét về mình, và đương nhiên rồi, bé rất thích được khen.
Cái “tôi” của bé rõ ràng
nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh,
muốn trở thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của
mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự phát
triển cái “tôi” của trẻ lên ba.
·
Bé quan tâm
nhiều hơn đến thế giới xung quanh.
Nếu quan sát bé yêu bạn
sẽ thấy bé có ý thức và nhạy cảm hơn với thế giới bé sống, bé đã sẵn sàng đáp
lại tương tác của mọi người, biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ
chơi với người khác. Ý thức về thời gian của bé trở nên rõ ràng hơn. Bé yêu thể
hiện sự quan tâm còn bằng việc luôn tò mò muốn tìm hiểu khám phá tính chất của
sự vật, dần dần biến cái đồ chơi đó thành môn luyện tập các kỹ năng đơn giản,
đồng thời bắt đầu biết dùng các vật thể đó làm các trò chơi theo trí tưởng
tượng của trẻ.
Bé chú ý hơn đến vật
dụng gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm chú hơn với những vật phát
sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người lớn cũng rơi vào tầm ngắm của bé.
Nếu bé trở nên thích nghịch nước, nó có thể nghịch nước với nhiều hình thức
khác nhau hoặc thích chơi bóng như ném hoặc đá bóng, sau đó lại nhặt lên thì
bạn đừng lấy làm phiền lòng bởi bé đang khám phá thế giới xung quanh theo cách
riêng của bé.

·
Bé đã biết cách
thể hiện cảm xúc của mình
Ở tuổi lên ba, bé cảm
thấy tự tin hơn rất nhiều, không còn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Bé tỏ
ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc
vào cá tính của từng bé, có bé còn chủ động làm quen với người lạ nữa. Trong
những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé
hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái
hơn. Lúc này, bé yêu của bạn cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé
đã biết xấu hổ khi bị ai đó lên án.Thậm chí, chúng có thể nhận xét về mình
(thông qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong truyện).
Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai,
bé đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu, và có những người
bạn thân mến của bé.
·
Bé có thể xuất
hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”
Trong cuốn sách “Về nhân
cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa
trẻ với những biểu hiện có thể có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã
hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu
cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những
quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự
thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
Bạn cũng cảm thấy con
mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời những người thân trong gia đình
mình. Bé cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm
điều gì đó không cần sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt
vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi nghe con bạn mắng người lớn là
“đồ ngốc”, hoặc bé trở nên nổi loạn trong những tình huống cụ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng
quá lo lắng, bởi nguyên nhân của khủng hoảng này là trẻ có nhu cầu độc lập do
phát triển ý thức bản ngã, tự ý thức nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non
nớt và đặc biệt là người lớn thường cấm đoán nên nhu cầu độc lập của trẻ không
được thỏa mãn. Bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để chia sẻ
những khó khăn về tâm lý của bé yêu trong giai đoạn này.
2.
Dạy con ở tuổi lên ba
*Ứng phó với hành vi của trẻ:
Lời khuyên đầu tiên của
các chuyên gia là " hãy chọn cho bạn các chiến thuật để “ứng phó”
với hành vi cũng như tâm lý của bé" ở tuổi lên ba. Sự ưu tiên sẽ
được dành cho vấn đề an toàn, bé rất hiếu động và tò mò mọi thứ nên cần chú ý
đến bé trong các việc như leo trèo hay đi gần các bếp lò. Giám sát trẻ là việc
làm cần thiết để ngăn ngừa các chấn thương, vì bé chưa thể lường trước được hậu
quả từ các hành động của mình. Ở tuổi lên ba, việc vận động của bé là cả một sự
quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, và đừng bao giờ rời đôi mắt khỏi bé yêu của bạn,
bất kể lúc nào và thời gian nào trong ngày.
·
Chia sẻ cảm xúc
Thứ hai là bạn hãy chia
sẻ cảm xúc với bé yêu của bạn. Với
bé, giai đoạn này thực sự là một giai đoạn khó khăn, bé cần nhận được sự quan
tâm yêu thương của bạn hơn bao giờ hết. Nếu một ngày bé không chịu để bạn tắm
cho bé, thì cách tốt nhất là là khi cho con đi tắm, mẹ cho con chọn tắm luôn
hay mẹ đếm đến 10 rồi vào tắm; tắm trong chậu hay tắm vòi hoa sen. Con cũng có
thể chọn mang theo chút chít hay mút xốp vào chơi nước khi tắm; con được chọn tắm
sữa tắm người lớn hay sữa tắm của mình; con được chọn mẹ xoa sữa tắm hay cả hai
mẹ con cùng làm.
·
Tôn trọng bé
Phụ huynh " Hãy tôn trọng “cái tôi”của con" bằng cách hỏi con và cho con được lựa chọn trong chừng mực
có thể. Với các bé nhút nhát, đó có thể là cá tính của con. Khi con tự tin hơn
với môi trường xung quanh con sẽ biểu diễn những khả năng của mình. Nhưng nếu
mọi người làm bé sợ, bé không thấy tin tưởng, an toàn bé sẽ không bao giờ thể
hiện. Thế nên, bạn cần phải để tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé bạn nhé. Bé lên
3, bé đi mẫu giáo, mẹ nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào
hỏi thầy cô và cách nói chuyện với người lớn.
Cuối tuần, bố mẹ nên cho
bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi
bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm
việc nhà, bạn hãy cùng cho bé tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và
sự độc lập trong cuộc sống.
·
Dạy trẻ cách tự
bảo vệ
"Dạy bạn hãy dạy bé tự bảo vệ
bản thân": Trong thực tế, có
rất nhiều trường hợp bé phải đi cấp cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn
nhầm xà phòng, hoặc ngã vào nồi canh bị bỏng…
Để tránh những tai nạn
đáng tiếc này, khi bé chơi đồ chơi, cha mẹ có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản
thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra như: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa
bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồ chơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy
nồi canh bốc hơi nghi ngút, hay phích nước nóng, con không được chơi ở gần đó”.
Hoặc khi chở bé đi trên đường, mẹ dặn bé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con
mới được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này dần
dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những nguy hiểm
xung quanh mình./.
Sưu tầm.