GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 11
Số lượt truy cập: 1545494
QUẢNG CÁO
Tìm hiểu tâm lý trẻ 4 tuổi 2/19/2019 9:46:08 AM
Tâm lý trẻ 4 tuổi đã trưởng thành và bắt đầu có nhiều chuyển biến về tâm lý, thể hiện rõ nét thường ngày trong cuộc sống, và trong quan hệ với cha mẹ, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
Càng lớn trẻ càng ý thức được những gì mình làm bạn cần phải hiểu trẻ hơn, để có thể giao tiếp chia sẻ với trẻ những điều mà trẻ muốn và giải đáp những thắc mắc mà trẻ đặt ra. Từ đó giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
tam-ly-tre-len-31.jpg

1. Trẻ bắt đầu ý thức được cái tôi của mình

Ở độ tuổi này trẻ đã đượ bố mẹ cho đi học mầm non, trẻ đã nhận thức được tên của mình là gì, mình là con trai hay con gái, tuổi của mình và cha, mẹ, ông bà. Trẻ phân biệt mình với người khác và với thế giới xung quanh, biết quan tâm chia sẻ cùng mọi người, biết tủi thân và chú ý đến những lời khen ngợi của mọi người với mình.

Tâm lý trẻ 4 tuổi đã biết nhận thức được ai tốt, ai xấu, trẻ biết yêu những người sinh ra và chăm sóc cho mình bằng cách cả ngày bám lấy bên cạnh người đó. Trẻ cho rằng mình đã lớn và ở độ tuổi này trẻ cũng rất muốn có em bé để mình được chăm sóc cho em, nếu chưa có thì trẻ sử dụng chơi búp bê hay siêu nhân, luôn bắt chước nhũng gì người lớn làm.

Trẻ bắt đầu hiếu động và nghịch ngợm như leo trèo, nhảy nhót trên giường.., tâm lý của trẻ giờ đây đã mạnh dạn hơn rất nhiều trẻ thích nói chuyện với mọi người, thích xem phim hoạt hình và tưởng tượng. Những bé gái không còn nhút nhát nữa, hòa đòng và liều lĩnh hơn. Đối với bé trai thì lại thích những trò chơi mạo hiểm, logic sáng tạo, không phải đứa trẻ nào cũng dễ có thể hòa đồng được trẻ cũng cần phải có thời gian, một số trẻ tỏ ra trầm tĩnh trong khi đó một số đứa trẻ khác thì lại náo nhiệt ồn ào.

Cha mẹ nên khuyến khích và nên chơi cùng với con mình, giúp trẻ hào đồng với mọi người biết yêu quý những người xung quanh và tham gia vào giảng dạy cho trẻ để trẻ phát huy được tài năng của mình, chú ý quan sát trẻ bạn cũng có thể phát hiện ra trẻ thực sự đam mê cái gì và những cái gì trẻ không thích.

2. Trẻ xuất hiện những hành động hành vi

tam-ly-tre-len-32.jpg

Vào thời điểm 1 đến 2 năm trước trẻ hành động bột phát làm xong trẻ không biết rằng mình vừa làm gì, thì bây giờ mọi hành vi của trẻ đều ý thức được và chúng thực sự hiểu cái gì cần thiết cái gì không, trẻ bắt đầu biết nịnh cha mẹ và mọi người hay nói những lời âu yếm như ‘’con yêu mẹ’’

Trẻ được đi học và cùng chơi với rất nhiều bạn vì thế trẻ cũng rất thích chơi theo nhóm, đừng nên ngăn cản trẻ hãy cho trẻ tạo lập mối quan hệ bạn bè để trẻ mạnh dạn giao lưu cũng như phát triển trí tuệ tốt nhất, qua đó trẻ cũng rèn luyện được khả năng nhường nhịn, chia sẻ..

3. Trẻ có những lúc vui lúc buồn

Khi cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình đôi khi công việc bận rộn không dành tình cảm cho trẻ, tâm lý của trẻ bắt đầu biết ghen tị và tủi thân, có nhiều trẻ cảm thấy yêu bố hơn mẹ và  có nhiều trẻ tỏ ra đáng yêu đối với người cha nhưng trong khi mẹ phải đánh vật với bé, tình trạng cư xử này sẽ dần dần ổn định khi trẻ lên 5 tới 6 tuổi.

4. Biết cách chăm sóc bản thân

tam-ly-tre-len-3.jpg


Tâm lý của trẻ bây giờ đang nghĩ rằng mình đã lớn và có khả năng làm được mọi thứ, hầu hết trẻ tự làm một số việc như đánh răng, mặc quần áo, đi tắm và ăn cơm những việc mà trẻ làm được sẽ cảm thấy rất vui bạn cũng nên khen trẻ để trẻ cảm thấy có động lực để để làm được điều đó nó sẽ rèn luyện được tính năng tự lập của trẻ.

Hy vọng là với những chia sẻ của sức khỏe của bé ở trên thì các bậc cha mẹ sẽ nắm bắt được tâm lý trẻ 4 tuổi để có thể nuôi dạy con mình một cách tốt nhất.


                                                                                                 Sưu tầm.

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Thị Trâm
Lê Thị Trâm
Hiệu trưởng
Võ Thị Trang
Võ Thị Trang
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM NON HƯNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3959288 * Email: mnhungthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com