PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN HƯNG
THỦY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG TRÁNH
ĐUỐI
NƯỚC Ở TRẺ EM
Đã có nhiều vụ trẻ em đuối nước
đã xảy ra do sự bất cẩn, do một vài phút lơ là của người lớn mà dẫn
tới một số trường hợp thương tâm, đau xót trong mỗi bậc phụ huynh.
Điều này muốn nói lên là đuối
nước rất nguy hiểm không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy ... mà còn có
thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ ..v.v...Vì thế các bạn,
các bậc phụ huynh, giáo viên, cần có hiểu biết cách phòng và kĩ
năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

Trước tiên Chúng ta nên biết Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử
vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho
các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt
động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể
bị chìm trong nước.
* Vậy Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các
bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì?
1. Đối với trẻ
lớn và người lớn
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay
sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang
theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, uống rượu
trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ
giám sát.
2.
Đối với trẻ nhỏ
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và
không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẩu, chơi
bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng
nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy
thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để
trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm ( trên 4 tuổi)
3.
Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra các khuyến cáo để các
bậc phụ huynh và các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn
như:
- Không được đi tắm, bơi ngoài
sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm
- Không chơi, đùa nghịch
quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
- Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ
cần làm cửa chắn và rào quanh nhà.
- Nên nhắc cha mẹ lấp kín các
hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
-
Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại.
- Nên có người lớn đưa
đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông
- Nên nhắc người lớn dạy
bơi cho các bạn.
*Nếu một người bị đuối nước, bạn cần làm như sau:
1.
Tìm kiếm mối nguy hiểm để loại trừ.
2.
Kéo đầu nạn nhân ra khỏi nước (hoặc chất lỏng khác) và bế ngang bụng để đầu dốc
tới chổ an toàn, thoáng khí.
3.
Cấp cứu ban đầu một người bất tỉnh vì đuối nước như sau:
Móc họng lấy dị vật (béo, bùn)
Khai thông đường thở (Đường dẫn khí vào phổi)
Kiểm tra hơi thở nạn nhân
*Nếu
thở được, * Nếu người đó không thở được,
Đặt ở tư thế nửa sấp làm ngay hô
hấp nhân tạo (miệng – miệng)
- Sau khi đã cấp cứu thấy
nạn nhân bắt đầu thở được, cần đặt ở tư thế nửa sấp. Lúc tỉnh dậy, nạn
nhân có thể nôn ra nước, nên cần đảm bảo luôn giữ cho nạn nhân ở tư thế
nửa sấp để khỏi bị ngạt nước tiếp bởi chính chất nôn của mình.
- Khi đã thoát chết đuối cần
chuyển đến trung tâm y tế.
Trên đây là nội dung phổ
biến những kiến thức cơ bản trong việc phòng tránh đuối nước cho trẻ. Mong
các bạn đồng nghiệp, quý phụ huynh hãy chú ý thực hiện để đảm bảo sức khoẻ cho con em chúng ta.
Hưng Thủy, ngày 12 tháng 9 năm 2023
Hiệu Trưởng Người thực hiện
Lê Thị Trâm Phan Thị Bình