Ở mỗi độ tuổi, trẻ đều có hành động và biểu hiện tâm lý khác nhau. Tâm lý bé trai lên 5 tuổi luôn có sự biến đổi, cha mẹ cần thấu hiểu và nắm bắt kịp thời để điều chỉnh hành vi cho bé, giúp con không bị bỡ ngỡ – chuẩn bị một tâm thế vững vàng nhất bước chân vào môi trường học tập mới.
Tâm
lý chung của bé trai 5 tuổi
Nhiều nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng
đặc điểm cảm xúc, hành động của bé trai và bé gái không hoàn toàn giống nhau.
Nếu các bé gái biết nói sớm hơn, khéo léo hơn thì các bé trai lại ưa hoạt động
và hiếm khi sợ hãi hơn. Bé trai thường ít nói, thiếu gần gũi cha mẹ vì thế phụ
huynh cần quan tâm, quan sát để tìm ra hướng đi thích hợp nuôi dạy con.
Bé trai lên 5 tuổi đã có những thay
đổi nhất định trong nhận thức và tình cảm. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc
về trí tuệ và tâm lý của các bé. Ở giai đoạn này, bé đã có một cá tính riêng
khá ổn định. Trẻ bắt đầu tò mò và muốn khám phá, tìm hiểu mọi điều xung quanh.
Khi lên 5 tuổi, khả năng tư duy và
ngôn ngữ của bé phát triển nhanh, trẻ có thể suy nghĩ và đặt câu hỏi rất nhiều
về các vấn đề khác nhau. Điều đáng chú ý là bé đã biết thể hiện được ý kiến,
quan điểm riêng của bản thân mình.
Trẻ lên 5 có tâm lý thích bắt chước
người lớn, giai đoạn này bé cũng muốn tự làm các công việc như đánh răng, rửa
mặt, chải tóc…Tính tự giác và chủ động của bé phát triển hơn so với trước kia.
Trẻ lúc này muốn được cha mẹ xem mình là người lớn, khi được bố mẹ dành lời
khuyên hay khích lệ, bé sẽ tự giác và chủ động hơn.
Giáo
dục giới tính cho bé trai 5 tuổi
Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong
việc hình thành và phát triển tâm lý của các con khi lên 5 tuổi. Cha mẹ nên chủ
động nói chuyện với bé, giải đáp một cách dễ hiểu các câu hỏi “Tại sao…” của bé
chứ không nên bỏ qua hay phớt lờ. Hãy dạy trẻ rằng vùng riêng tư là nơi rất đặc
biệt. Khi nói về chuyện này, điều quan trọng nhất là phụ huynh không nên tạo ra
cảm xúc kỳ thị, khó chịu, xấu hổ về các bộ phận này. Cha mẹ chỉ cần nhấn mạnh
rằng đó là vùng đặc biệt và rất riêng của trẻ, không phải bất cứ ai khác.
Với các vấn đề nhạy cảm về cơ thể, giới
tính, cha mẹ nên dạy con từ những khái niệm nhỏ nhất và cách chăm sóc bản thân
từ sớm – thích hợp nhất là độ tuổi lên 5. Phụ huynh nhắc con biết nói “Không”
với các tình huống động chạm từ người lạ và dặn con cần kể, nhận trợ giúp từ
cha mẹ chứ không nên im lặng.
Cha mẹ nên dạy con chia sẻ những câu
chuyện hàng ngày với mình, để thêm thấu hiểu và gần gũi hơn với trẻ. Đặc biệt,
liên quan tới các vấn đề nhạy cảm, rất nhiều trẻ em bị kẻ xấu lợi dụng và đe
dọa bắt im lặng, không được nói với ai hết. Cha mẹ hãy kể cho các em nghe những
câu chuyện như vậy, chia sẻ, giáo dục nhận thức cho trẻ, và nhấn mạnh rằng gia
đình là chỗ dựa đáng tin cậy để trẻ có thể kể ra mọi điều bí mật, và chỉ cha mẹ
mới có thể bảo vệ các em khỏi những mối nguy hiểm.